Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 15/05/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Trên những cánh đồng “không dấu chân”

Trong bối cảnh ngành kinh tế chuyển mình mạnh mẽ giữa kỷ nguyên số hóa, nông nghiệp vốn được xem là lĩnh vực chậm thích ứng nay đã và đang ghi dấu những bước tiến mạnh mẽ. Tỉnh Quảng Trị là một trong những vùng đất gắn bó lâu đời với nghề trồng lúa, đang từng bước trở thành điểm sáng trong việc chuyển đổi sang nền nông nghiệp thông minh, bền vững thông qua mô hình sản xuất mới mang tên “Cánh đồng không dấu chân”.

Thuật ngữ này xuất phát từ hình ảnh tượng trưng của một cánh đồng rộng lớn không còn dấu chân người lao động. Điều này có nghĩa toàn bộ các khâu từ làm đất, gieo sạ, bón phân, phun thuốc đến thu hoạch đều được thực hiện bằng thiết bị cơ giới và thiết bị bay không người lái, hạn chế tối đa sự can thiệp trực tiếp của con người. Mô hình này không chỉ giúp tiết kiệm sức lao động mà còn đảm bảo tính đồng đều, chính xác, nâng cao hiệu quả canh tác và chất lượng nông sản. Đây chính là minh chứng rõ nét cho việc thay đổi tư duy sản xuất, từ canh tác theo kinh nghiệm sang canh tác theo dữ liệu, từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng công nghệ cao, từ nông nghiệp số lượng sang nông nghiệp chất lượng và giá trị. Đặc biệt, với định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ, bảo vệ môi trường, mô hình “Cánh đồng không dấu chân” đang mở ra cánh cửa mới cho một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững tại Quảng Trị.

Trong quá trình triển khai mô hình “Cánh đồng không dấu chân”, vai trò của doanh nghiệp được xem là yếu tố then chốt, giúp thực hiện quá trình này một cách hiệu quả. Từ năm 2018, Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị (Sepon Group) là một trong những đơn vị tiên phong tại Quảng Trị liên kết với nông dân để phát triển mô hình cánh đồng không dấu chân từ rất sớm. Với năng lực tài chính, hệ thống máy móc hiện đại và đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao, công ty này không chỉ cung cấp vật tư đầu vào như giống, phân bón hữu cơ mà còn trực tiếp vận hành thiết bị bay, máy cấy, giám sát tiến độ và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân.

Cây mạ đảm bảo, cây lúa đều và thẳng hàng khi cấy bằng máy - Ảnh: T.L

Cây mạ đảm bảo, cây lúa đều và thẳng hàng khi cấy bằng máy - Ảnh: T.L

Sepon Group hiện đang hợp tác với người dân địa phương tại tỉnh Quảng Trị thông qua các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh để sản xuất và chế biến gạo từ giống lúa ST25 (gạo ST25 đã được công nhận danh hiệu loại gạo ngon nhất thế giới tại cuộc thi World’s Best Rice lần thứ XI năm 2019 do The Rice Trader tổ chức), đây là một trong những sản phẩm mang tính thương hiệu của công ty. Điểm nổi bật trong quy trình sản xuất lúa hữu cơ của Công ty Sepon chính là việc tích hợp đồng bộ các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại. Thay vì phương pháp thủ công truyền thống, toàn bộ các khâu như gieo sạ, chăm sóc đều được thực hiện bằng máy móc chuyên dụng, gồm máy cấy, máy gieo hạt và thiết bị bay không người lái phục vụ phun thuốc, bón phân chính xác. Sau thu hoạch, quy trình sấy, xay xát và bảo quản lúa gạo cũng được thực hiện bằng dây chuyền công nghệ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân do Sepon triển khai đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cơ giới hóa nông nghiệp ở địa phương. Theo đó, doanh nghiệp đóng vai trò đầu mối kỹ thuật và thương mại: chuyển giao công nghệ, cung cấp giống chất lượng cao, vật tư đầu vào an toàn, đồng thời bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra. Người nông dân vẫn giữ quyền sử dụng đất canh tác của mình, tham gia sản xuất theo quy trình hữu cơ thống nhất.

Ông Hồ Xuân Hiếu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị (Sepon Group) chia sẻ: Chiến lược chúng tôi xác định không chỉ gia tăng lợi nhuận của công ty, mà phải vì người nông dân, vì môi trường và sức khỏe cộng đồng. So với hình thức gieo cấy truyền thống, việc ứng dụng trang thiết bị hiện đại, đặc biệt “không có dấu chân” trên mặt ruộng sẽ giúp tiết giảm chi phí, nhân công lao động, đảm bảo sức khỏe cho người nông dân, rút ngắn thời gian sản xuất mà vẫn đảm bảo năng suất lúa cao hơn.

Với sự đồng hành của Sepon Group, mô hình “Cánh đồng không dấu chân” đang được triển khai rộng khắp tại các địa phương trong tỉnh như: Hợp tác xã Xuân Hòa (Gio Linh), Mai Đàn (Hải Lăng),… Trên những cánh đồng này, máy móc đã thay thế sức người trong hầu hết các khâu và công đoạn. Người nông dân giờ đây chỉ cần theo dõi và điều khiển hệ thống (được hỗ trợ kỹ thuật từ phía Sepon Group), công việc nặng nhọc được tự động hóa một cách tối ưu.

Khi được hỏi về những thay đổi lớn nhất kể từ khi mô hình “Cánh đồng không dấu chân” được triển khai tại địa phương, ông Nguyễn Văn Chung - Giám đốc Hợp tác xã Xuân Hòa (huyện Gio Linh) chia sẻ đầy xúc động: “Trước đây, mỗi mùa vụ là một lần lo âu. Việc thuê nhân công luôn khó khăn, có năm đến lúc cần nhất lại không có người, khiến chúng tôi nhiều lần phải chậm thời vụ, ảnh hưởng đến cả năng suất và chất lượng lúa. So với cách làm truyền thống, mô hình “không dấu chân” không chỉ giúp chúng tôi tiết kiệm chi phí thuê mướn lao động, mà còn giảm bớt gánh nặng sức khỏe cho bà con nông dân quanh năm gắn bó với ruộng đồng, nắng gió”.

Ngay từ đầu, Hợp tác xã Xuân Hòa đã cùng đại diện Công ty Sepon xuống tận nơi, đến từng nhà thuyết phục bà con mạnh dạn chuyển đổi. Ban đầu, không ít người còn hồ nghi, chưa tin vì không rành công nghệ, lo ngại chi phí cao hoặc không quen với cách làm mới. Nhưng khi được công ty cam kết cung cấp dịch vụ trọn gói từ làm mạ khay, cấy máy, phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái đến thu hoạch và bao tiêu sản phẩm đầu ra thì bà con dần hiểu ra và đồng thuận thử nghiệm mô hình.

Từ ngày được Sepon Group hỗ trợ máy móc và chuyển giao kỹ thuật, lịch xuống giống, chăm sóc đều được đảm bảo đúng khung thời vụ, cây lúa sinh trưởng tốt, đồng đều, năng suất tăng rõ rệt. Quan trọng hơn, người nông dân không còn cảm giác bị động hay phụ thuộc, mà thực sự chủ động trong cả quá trình sản xuất. Đặc biệt, mô hình đã giúp bà con nâng cao thu nhập rõ rệt qua từng vụ mùa. Nguồn lợi từ việc giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và được bao tiêu với giá ổn định đã tạo nên sự khác biệt rõ rệt. Đó chính là động lực lớn để người dân gắn bó lâu dài và tin tưởng vào mô hình nông nghiệp hiện đại này.

Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao năng suất, “cánh đồng không dấu chân” còn mang đến nhiều lợi ích rõ rệt. Đó là giúp giải quyết bài toán thiếu hụt lao động nông thôn - một vấn đề nhức nhối hiện nay. Nhờ ứng dụng công nghệ cao, các hoạt động sản xuất được thực hiện với độ chính xác lớn, từ đó giảm hao hụt vật tư nông nghiệp, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đồng thời, nông dân được tiếp cận quy trình sản xuất hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và điều hành canh tác.

Trong chuyến thăm thực tế nơi đang triển khai mô hình liên kết giữa Sepon Group và Hợp tác xã Xuân Hòa, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã đánh giá cao sự tiên phong của doanh nghiệp trong việc đầu tư cơ giới hóa đồng bộ. Từ việc đưa máy cấy, máy bay không người lái vào quy trình sản xuất đến mở rộng ứng dụng công nghệ cho các loại cây trồng, vật nuôi khác, những nỗ lực này đã góp phần rõ rệt vào quá trình phát triển vùng nguyên liệu lúa hữu cơ trên địa bàn. Ông Hồ Xuân Hiếu cho biết, “cánh đồng không dấu chân” là bước tiến tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Việc chuyển đổi tư duy, áp dụng máy móc, công nghệ tự động không chỉ giúp người nông dân nhàn hơn mà còn tạo ra nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế nông thôn một cách bền vững. Đây là hướng đi lâu dài mà doanh nghiệp cam kết đồng hành, không chỉ với lợi ích kinh tế, mà còn vì sự phát triển toàn diện của cộng đồng nông dân Quảng Trị.

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng (bên trái) cùng Chủ tịch HĐQT Sepon Group Hồ Xuân Hiếu kiểm tra cánh đồng lúa hữu cơ trong vụ gieo cấy đông xuân 2025 - Ảnh: TL

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng (bên trái) cùng Chủ tịch HĐQT Sepon Group Hồ Xuân Hiếu kiểm tra cánh đồng lúa hữu cơ trong vụ gieo cấy đông xuân 2025 - Ảnh: TL

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong thực tiễn triển khai, mô hình “Cánh đồng không dấu chân” tại Quảng Trị cũng đang đối mặt với những hạn chế cần tháo gỡ. Để hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững, toàn diện và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực, tỉnh Quảng Trị cần có chiến lược tổng thể để vượt qua tồn tại và thách thức, đồng thời xây dựng chính sách phù hợp để nhân rộng mô hình này. Một trong những rào cản lớn nhất hiện nay chính là tư duy sản xuất nông nghiệp truyền thống vẫn còn phổ biến ở nhiều địa phương. Không ít nông dân vẫn e ngại khi tiếp cận các công nghệ mới, nhất là với các thiết bị hiện đại như thiết bị bay không người lái hay máy cấy, máy gặt tự động. Tâm lý ngại rủi ro, thiếu thông tin và kỹ năng sử dụng khiến người nông dân chần chừ trong việc chuyển đổi phương thức sản xuất.

Mặt khác, chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình “Cánh đồng không dấu chân” còn khá cao. Hệ thống thiết bị phục vụ cần thiết như thiết bị bay công nghiệp cùng các thiết bị cơ giới hiện đại đòi hỏi nguồn lực tài chính đáng kể. Với phần lớn hộ nông dân còn sản xuất nhỏ lẻ, việc tiếp cận các công nghệ này là điều không dễ dàng. Một thực tế khác là tình trạng ruộng đất canh tác sản xuất còn manh mún, phân tán ở nông thôn khiến việc áp dụng đồng loạt mô hình công nghệ gặp hạn chế nhất định. Diện tích đất ruộng không tập trung và mở rộng khiến hiệu quả đầu tư không đồng đều, hạn chế quy mô ứng dụng máy móc hiện đại. Ngoài ra, nhân lực kỹ thuật tại địa phương còn hạn chế, thiếu người am hiểu công nghệ, thiếu lớp nông dân trẻ sẵn sàng tiếp cận kỹ thuật số là những lực cản đáng kể.

Do đó, để mô hình “Cánh đồng không dấu chân” có thể phát huy tối đa hiệu quả, cần một hệ thống chính sách hỗ trợ kịp thời, linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Trước hết, người dân địa phương cần được tạo điều kiện để tiếp cận được các tổ chức tài chính nhằm tìm các gói tín dụng ưu đãi phù hợp dành riêng cho nông dân và hợp tác xã để đầu tư vào thiết bị sản xuất thông minh. Song song với đó, cần có cơ chế khuyến khích “tích tụ”, ghép ruộng đất để hình thành các cánh đồng có diện tích lớn hơn. Cơ chế thuê khoán, góp đất liên kết hoặc cổ phần hóa ruộng đất giữa người dân và doanh nghiệp cần có định hướng để tăng quy mô sản xuất và đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Về đào tạo, cần triển khai mạnh mẽ các chương trình chuyển giao công nghệ, tập huấn kỹ năng vận hành máy móc, sử dụng hệ thống điều khiển thông minh cho người nông dân. Mỗi xã cần có ít nhất một nhóm cán bộ, nông dân nòng cốt có khả năng hỗ trợ cộng đồng trong quá trình vận hành mô hình.

Quảng Trị cần xác định rõ các vùng sản xuất trọng điểm để đầu tư tập trung. Những địa phương có điều kiện thủy lợi thuận lợi như Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong,… nên được lựa chọn để hình thành các cụm cánh đồng không dấu chân quy mô lớn. Trên cơ sở đó, mỗi vùng cần liên kết doanh nghiệp địa phương có đủ năng lực đầu tư, liên kết với nông dân thông qua hợp tác xã. Mô hình “liên kết 4 nhà”: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp cần được thể chế hóa bằng chính sách cụ thể để đảm bảo tính ổn định và lâu dài. Là vùng đất giàu truyền thống sản xuất nông nghiệp, hiện Quảng Trị đã và đang dần khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới tư duy sản xuất và chuyển đổi mô hình canh tác theo hướng thông minh, bền vững. “Cánh đồng không dấu chân” không đơn thuần là một mô hình ứng dụng máy móc, mà là minh chứng sống động cho một cuộc cách mạng trong tư duy và hành động. Đó là hành trình từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghệ cao, từ lao động nặng nhọc sang tự động hóa tinh gọn, từ nông nghiệp phụ thuộc thiên nhiên sang nền nông nghiệp chủ động, chính xác và thân thiện với môi trường.

Điều đáng quý ở đây là sự vào cuộc đầy trách nhiệm của các cấp chính quyền, sự đồng hành bền bỉ của doanh nghiệp như Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị, và đặc biệt là sự thay đổi trong tư duy của người nông dân - những người đã dám thử, dám thay đổi và đang gặt hái những mùa vàng khác biệt so với trước đây. Tuy nhiên, để mô hình này không chỉ dừng lại ở điểm sáng mà thực sự lan tỏa thành hệ thống sản xuất nông nghiệp chủ đạo, tỉnh Quảng Trị cần tiếp tục giải quyết đồng bộ các thách thức hiện tại, đồng thời chủ động xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn, có sự tham gia của các cấp, các ngành liên quan.

Từ những bước đi tiên phong vào năm 2018, “cánh đồng không dấu chân” đã mở ra cánh cửa mới cho nông nghiệp Quảng Trị - hiện đại hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn. Nếu giữ vững tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm, triển khai đồng bộ trên nhiều địa phương trong tỉnh thì Quảng Trị hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm nông nghiệp thông minh của miền Trung, góp phần định hình diện mạo mới cho nền nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số toàn diện.

 

THANH NGỌC
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 368

Mới nhất

Đồng dao trên đồng

6 Giờ trước

Ai cũng có một quê nhà để thương để nhớ, để hồi cố và cả để hồi hương. Tôi luôn

Cà phê với Tăng Duy Tân

5 Giờ trước

Tăng Duy Tân là một hiện tượng nhạc trẻ, nổi lên trong những năm gần đây, với những

Đổi thay ở xã An toàn khu

6 Giờ trước

Triệu Nguyên và Ba Lòng là hai xã miền núi xa xôi hẻo lánh của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

Nông thôn mới kiểu mẫu - làng đẹp, hiện đại

6 Giờ trước

Phát huy thành quả của quá trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) đạt chuẩn năm 2017, NTM nâng cao năm 2022, đến nay xã Cam Nghĩa,

Xây dựng nông thôn mới đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn bản sắc văn hóa

6 Giờ trước

LTS: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài với sự tham gia tích cực, quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều giải pháp đồng bộ để phong trào xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng, bền vững, đảm bảo sự hài lòng của người dân. Phóng viên tạp chí Cửa Việt đã có cuộc trao đổi với đồng chí Hồ Xuân Hòe - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Quảng Trị về những nội dung liên quan.

Những đổi thay về văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới

23 Giờ trước

Sau gần 15 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, diện mạo không gian của nhiều làng quê đã có những thay đổi tích cực và rõ nét. Đường làng ngõ xóm được mở rộng, bê tông hóa hoặc nhựa hóa sạch sẽ, điện đường chiếu sáng khắp thôn, hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư mới hoặc nâng cấp, tạo điều kiện tốt cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe cũng như sinh hoạt cộng đồng. Có thể nói, quá trình thực hiện nông thôn mới đã tác động sâu sắc đến văn hóa tại các làng quê.

Vấn đề con người mới trong xây dựng nông thôn mới

23 Giờ trước

Xây dựng nông thôn mới là một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lớn. Chương trình mục tiêu quốc gia này không chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng, kinh tế, đời sống mà còn xây dựng con người mới - chủ thể của quá trình phát triển. Có thể hiểu rằng, con người mới là những người có lối sống, suy nghĩ và hành động phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Họ đóng vai trò then chốt trong việc thay đổi nhận thức và hành động của cộng đồng nông thôn, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.

Sông quê

13/05/2025 lúc 23:35

Con sông êm đềm mát mẻChảy từ lòng mẹ chảy raSông luôn dâng đời sự sống

Nhớ làng; Ru tôi

13/05/2025 lúc 23:33

Nhớ làng Tôi nhớ làng tôi hiền như ca dao mở nướccây đa rợp

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

16/05

25° - 27°

Mưa

17/05

24° - 26°

Mưa

18/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground